“10 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam”

Ngày tạo: 01/01/2021 03:37:27
Lượt xem: 499

“10 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam”

Tiếp nối các danh sách “50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam”, “Nữ doanh nhân kế nghiệp”, “Nữ quản lý chuyên nghiệp”, “10 nữ doanh nhân ảnh hưởng nhất”…, lần đầu tiên Forbes Việt Nam công bố “Danh sách phụ nữ tự thân trong kinh doanh.”

Đó là những phụ nữ nổi lên trong các lĩnh vực khác nhau, từ nhiều động lực khác nhau dấn thân vào con đường kinh doanh. Hầu hết các gương mặt trong danh sách là nữ doanh nhân mà sự thành công của họ gắn liền với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế 30 năm qua.

Danh sách ghi nhận thế hệ nữ doanh nhân 5X, 6X, hầu hết hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, hàng tiêu dùng, ngân hàng, bất động sản…Trong khi đó, các gương mặt nữ doanh nhân thế hệ 7X, 8X đang chứng tỏ khả năng tìm tòi, xây dựng mô hình kinh doanh ít lệ thuộc vào tài nguyên, đòi hỏi nhiều chất xám, năng lực quản lý, sáng tạo, dựa trên nền tảng công nghệ có khả năng mở rộng phạm vi ra quốc tế.

Cùng với các nữ doanh nhân, quản lý các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu như CHC, Vinamilk, REE, PNJ... đã được Forbes Việt Nam giới thiệu trước đây, tất cả khắc họa nên hình ảnh phụ nữ đang góp phần xây dựng nền kinh tế thịnh vượng.

Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh, Forbes Việt Nam cũng ghi nhận những gương mặt phụ nữ khởi nghiệp trong lĩnh vực, nghệ thuật giải trí ,… sau khi tạo dựng được tên tuổi, bước chân vào địa hạt kinh doanh hoặc lên bậc thang cao hơn trở thành nhà sản xuất. Forbes Việt Nam tin tưởng rằng phái đẹp đủ nội lực, khả năng và bản lĩnh góp phần vào sự thay đổi và tiến bộ xã hội.

NGUYỄN THỊ ĐIỀN, tuổi: 66
Sáng lập, CEO, công ty May – Thêu giày An Phước

Tên tuổi bà Nguyễn Thị Điền gắn với An Phước, một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thành công thương hiệu trong lĩnh vực thời trang. Sau hơn 25 năm, công ty TNHH May – Thêu giày An Phước phát triển quy mô với 11 nhà máy, hơn 5.000 nhân sự, cung cấp các sản phẩm may mặc, giày tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản, châu Âu.

Rời công việc nhà nước, năm 1989, bà Nguyễn Thị Điền mở cơ sở may trở thành đối tác gia công gia công cho Nissho Iwai, Itochu, Minoya, các thương hiệu thời trang Nhật. Năm 1997, khủng hoảng kinh tế châu Á, đơn hàng gia công giảm, công ty tìm cơ hội phát triển thị trường trong nước bằng sản phẩm mang thương hiệu An Phước.

Công ty mua bản quyền Pierre Cardin cho các sản phẩm đồ nam giới như sơ mi, vest, quần tây… và trở thành nhà sản xuất và kinh doanh độc quyền thương hiệu này tại Đông Dương, bước ngoặt đưa An Phước phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ, với hai thương hiệu Piere Cardin và An Phước. Năm 2008, An Phước mua lại công ty may Tân Bình Minh.

Năm 2010, họ tiếp tục mua công ty may Tân Việt và nhà máy Tosgamex của tập đoàn Tomiya và Sumitomo tại Đồng Nai. Chủ công ty thương mại – kinh doanh thời trang Gebr.Weiss tại Aschaffenburg (Đức) sở hữu các nhãn hiệu veston và jacket cao cấp do không có người kế nghiệp đã bán lại cho An Phước.

Năm 2013, họ sở hữu nhà máy FLD tại Nha Trang của tập đoàn Spatz (Pháp) chuyên sản xuất đồ lót, thừa hưởng thương hiệu Anama xuất khẩu và Bonjour cho thị trường trong nước. 

THÁI HƯƠNG, tuổi: 62, sáng lập và chủ tịch TH

Bà Thái Hương, 62 tuổi, là người lập ra thương hiệu sữa TH true Milk vào năm 2009. TH true Milk hiện chiếm thị phần 40% trong phân khúc sữa tươi tại thành thị, theo thông tin tự công bố.

Với tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ đô la Mỹ, TH sở hữu  trang trại bò sữa quy mô hơn 45 ngàn con, tuyên bố xác lập kỷ lục “Trang trại ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á”, ứng dụng công nghệ cao sản xuất sữa tươi theo chuỗi khép kín từ trồng cỏ, nuôi bò, chế biến và phân phối. Sản phẩm của TH đã xuất sang các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Ngoài ra, bà Hương còn đầu tư các trang trại và nhà máy chế biến sữa tại Nga.

Bà công bố các dự án tổng vốn đầu tư quy mô 2,7 tỉ đô la Mỹ trong 10 năm với tham vọng xây dựng trang trại 350 nghìn con. Bà Thái Hương hiện là phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Bắc Á, ngân hàng có quy mô nhỏ trong hệ thống với mạng lưới 135 điểm giao dịch trên toàn quốc.

PHẠM MINH HƯƠNG, tuổi: 54, sáng lập và chủ tịch VNDirect 

Bà Minh Hương là nhà sáng lập và chủ tịch công ty Chứng khoán VNDirect, công ty môi giới chứng khoán năm 2019 nắm giữ 6,81% thị phần môi giới chứng khoán và chứng chỉ quỹ tại HOSE, đứng thứ tư tại sàn này. Bất chấp thanh khoản giảm sút năm 2019, VNDirect đạt 382 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.

Bà Hương là một trong các gương mặt lãnh đạo nữ hiếm hoi tạo dấu ấn riêng biệt ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong nhóm các công ty môi giới hàng đầu, VNDirect là công ty duy nhất tự xây dựng phát triển hệ thống giao dịch, quản lý riêng.

Năm 2010, nữ doanh nhân này gây xôn xao thị trường chứng khoán khi bổ nhiệm Nguyễn Hoàng Giang, 24 tuổi, thành CEO của VNDirect và CEO trẻ nhất của các công ty chứng khoán cho đến thời điểm hiện nay. (Nguyễn Hoàng Giang có tên trong danh sách 30 Under 30 năm 2016 của Forbes Việt Nam).

Trước khi lập VNDirect, bà Hương có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng. Giai đoạn 1995 – 2002, bà là giám đốc kinh doanh tiền tệ và thị trường tài chính Ngân hàng Citibank; giai đoạn 2003 – 2005, bà Hương là tổng giám đốc công ty Chứng khoán SSI.

Bà có bằng thạc sĩ công nghệ thông tin đại học Bách khoa Kiev – Liên Xô. Giai đoạn 1993 – 1994, bà Hương là chuyên gia đào tạo tại trung tâm đào tạo Bưu chính viễn thông

LƯU THỊ  TUYẾT MAI, tuổi: 55 - sáng lập và chủ tịch, Mesa Group

Bà Lưu Thị Tuyết Mai là chủ tịch của Mesa, công ty phân phối hàng tiêu dùng quy mô top 3 nhà phân phối hàng tiêu dùng của Việt Nam, theo công ty nghiên cứu Roland Berger. Bà Mai bắt đầu kinh doanh một cửa hàng tạp hóa nhỏ vào năm 1988. Sau đó bà trở thành đối tác phân phối sữa Zigo của Nestlé tại miền Bắc năm 1994. Một năm sau, bà tiếp tục trở thành đối tác Procter & Gamble (P&G) tại Việt Nam.

 Doanh số phân phối cho riêng P&G hằng tháng hiện nay là 150 tỉ đồng. Sau thời gian hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bà Mai tích lũy tài chính, mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác như ẩm thực, tiêu dùng, bất động sản, đầu tư tài chính.

Mesa hiện sở hữu 22 nhà hàng nhượng quyền các thương hiệu ẩm thực nước ngoài như Carl’s Jr (Mỹ), MK Suki (Thái Lan), nhà hàng Nhật Bản Ootoya (Nhật Bản), Texas Chicken (Mỹ) và Round Table Pizza (Mỹ). Bà Mai là chủ tịch công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa–Miliket, sau nhiều năm là nhà phân phối cho nhãn hiệu này.

Bà Mai là cổ đông sáng lập công ty cổ phần Thạnh Mỹ Lợi, chủ đầu tư dự án Thạnh Mỹ Lợi B (quận 2, TP.HCM) diện tích 147 héc ta.

LƯU THỊ THANH MẪU, tuổi 42

Đồng sáng lập, CEO, công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang 

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu và chồng là ông Trần Tam lập ra công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang vào năm 2009. Phúc Khang là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM và các tỉnh phụ cận như: Làng Sen Việt Nam, Vietnam Square, Diamond Lotus, Diamond Lotus Reverside, Rome Diamond Lotus... Bà Mẫu hiện ngồi ghế tổng giám đốc Phúc Khang, điều hành nội bộ lẫn đại diện cho công ty trong các sự kiện đối ngoại.

 Là công ty địa ốc 11 năm tuổi, sản phẩm Phúc Khang có dấu ấn riêng khi tập trung nắm bắt nhu cầu, lối sống hiện đại thân thiện môi trường. Một trong các dự án nổi bật của Phúc Khang là khu đô thị xanh Làng Sen do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế ở Long An.

Giai đoạn 1 dự án rộng 50 héc ta, với 60% diện tích tập trung phát triển mảng xanh và không gian sinh hoạt cho cộng đồng dân cư và du khách tham quan. Năm 2016, Phúc Khang đưa ra sản phẩm Diamond Lotus Riverside (quận 8, TP.HCM), căn hộ đạt chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ (Leeds).

 Cuối năm 2017, Phúc Khang liên doanh với tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) lập liên doanh Phuc Khang Mitsubishi Corporation Holding (PKMC), phát triển dự án Diamond Lotus Riverside. Bà Mẫu có hai bằng đại học ngành Luật và Đông phương học, bắt đầu kinh doanh khi còn là sinh viên năm thứ ba.

NGUYỄN THỊ NGA, tuổi: 65
Sáng lập và chủ tịch tập đoàn BRG 

Bà Nguyễn Thị Nga là doanh nhân gạo cội trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, dịch vụ lưu trú, thương mại... Bà hiện là phó chủ tịch thường trực hội đồng quản trị ngân hàng SeABank, chủ tịch tập đoàn BRG.

Có mặt liên tục trong các danh sách phụ nữ có ảnh hưởng của Forbes Việt Nam, bà Nga khởi nghiệp kinh doanh từ đầu những năm 1990. Năm 1993, bà cùng chồng thành lập tập đoàn BRG, hiện hoạt động  đa ngành gồm du lịch (khách sạn, sân golf), tài chính (ngân hàng), bất động sản và thương mại... Bà Nga cũng nổi tiếng với các thương vụ M&A, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân và liên doanh.

Bà xây dựng sân golf Đồng Mô, một trong những sân golf sớm nhất ở phía Bắc. Sau khi mua khách sạn Hilton Hà Nội năm 2011, BRG phát triển hệ thống quản lý trực thuộc tập đoàn gồm Hilton Hà Nội Opera, Hilton Garden Inn Hà Nội, Intercontinental Hanoi West Lake, Sheraton Grand Đa Nang Resort.

Năm 2006, sau khi thoái vốn khỏi Techcombank, bà đầu tư và trở thành chủ tịch SeABank một thời gian dài. Năm 2019, dự án thành phố thông minh quy mô 4,2 tỉ đô la Mỹ, liên doanh giữa BRG và tập đoàn Sumitomo động thổ tại Đông Anh, Hà Nội.

ĐẶNG MINH PHƯƠNG, tuổi: 50
Sáng lập, CEO, Minh Phương Logistics 

Tốt nghiệp đại học Kinh tế TP.HCM, sau khi làm việc cho một số công ty xuất nhập khẩu, khi nhận ra mảng dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu bỏ ngỏ, gần như không được khai thác vào đầu những năm 1990, bà Minh Phương nuôi ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh riêng.

Năm 1995, từ bỏ công việc với mức thu nhập 2.000 USD/tháng, ở tuổi 25 bà lập ra công ty Minh Phương Logistics có vốn điều lệ 200 triệu đồng. Ban đầu ngoài cung ứng dịch vụ logistics, công ty làm đủ các lĩnh vực: cho người nước ngoài thuê xe, bán vé máy bay, xuất khẩu nông sản, nhập khẩu hàng hóa…

Sau hơn 20 năm phát triển, MP Logistics là một trong số ít công ty logistics nội địa có khả năng cung cấp dịch vụ 3 PL, 4 PL (cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, đảm nhiệm một phần hay toàn bộ các công đoạn chuỗi cung ứng). Công ty này sở hữu 1.000 các phương tiện vận tải và thiết bị chuyên dụng, tổng số lượng nhân viên hơn 1.600 người, văn phòng đại diện và hệ thống kho bãi của MP Logistics trải đều tại các khu vực trọng điểm kinh tế: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương.

99% khách hàng của  Minh Phương là các tập đoàn nước ngoài. 80% trong số này là doanh nghiệp đến từ xứ sở mặt trời mọc: Suzuki (lĩnh vực sản xuất xe máy, xe hơi), Obayashi (lĩnh vực xây dựng), YKK (sản xuất khóa kéo), NEC Tokin Electronics (sản xuất linh kiện điện tử)…

Năm 2018, Minh Phương Logistics công bố dự án hợp tác với Samsung Logistics và công ty cổ phần C.P.Việt Nam để thành lập các liên doanh cung ứng dịch vụ hậu cần cho các tập đoàn này Việt Nam. Tháng 11.2018, Minh Phương Logistics ký kết hợp tác nhượng quyền thương hiệu Enterprise Rent-a-car, lần đầu tiên có mặt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Bà Minh Phương cũng được tạp chí Forbes Asia chọn vào danh sách “25 nữ doanh nhân mới nổi của châu Á” năm 2018.

TIÊU YẾN TRINH, tuổi: 46, CEO Talentnet 

Bà Tiêu Yến Trinh, 46 tuổi, là tổng giám đốc công ty Kết nối Nhân tài (Talentnet), công ty hoạt động trong lĩnh vực nhân sự tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ tuyển dụng, tư vấn cấu trúc lương thưởng, hệ thống – chính sách nhân sự, tiền lương…

Điểm đáng chú ý của Talentnet là khảo sát lương hằng năm, hợp tác độc quyền với các công ty nước ngoài Mercer, ADP Streamline. Đây là cơ sở để nhiều công ty tại Việt Nam hoàn thiện chính sách nhân sự. Talentnet tiền thân là một nhánh của PricewaterhouseCoopers. Khi công ty kiểm toán quốc tế muốn bán bộ phận này để tinh gọn công ty, bà Trinh, vốn là trưởng bộ phận dịch vụ nhân sự nhân sự của PricewaterhouseCoopers đã mua lại và phát triển  công ty từ 12 nhân viên lên 300 nhân viên và 400 khách hàng.

Theo công bố của Talentnet, doanh thu công ty tăng 35 lần. 70% khách hàng của công ty là các doanh nghiệp nước ngoài. Gần đây, Talentnet đẩy mạnh khách hàng nội địa. Bà Trinh tốt nghiệp ngành Quản trị nhân sự của đại học Swinburne, Úc năm 2001. Bà là thành viên của ban chủ nhiệm câu lạc bộ Nhân sự thuộc phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), Câu lạc bộ nhân sự Việt Nam (VNHR Club) và phó chủ tịch hiệp hội Doanh nhân trẻ TP.HCM.

NGUYỄN THỊ  PHƯƠNG THẢO, tuổi: 50

Sáng lập, CEO, Vietjet Air 

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong các nữ doanh nhân thế hệ mới, nổi bật nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua. Tên tuổi nữ doanh nhân này gắn liền với VietJet Air, hãng hàng không tư nhân có quy mô vốn hóa đạt gần 3 tỉ USD (thời điểm giữa tháng 2.2019).

Ở cương vị sáng lập và tổng giám đốc, bà Thảo là linh hồn dẫn dắt VietJet không ngừng phát triển, mở rộng. VietJet thành lập năm 2007, đi vào hoạt động từ năm 2011. Tính tới cuối năm 2019, hãng đang khai thác 78 máy bay, khai thác 139 đường bay, trong đó có 95 đường bay quốc tế. Năm 2019, VietJet Air công bố doanh thu đạt 52.059 tỉ đồng, đạt 4.218 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.

Ngày 12.2.2020, Vietjet mở 5 đường bay thẳng tới Ấn Độ – một trong những thị trường hàng không tiềm năng hàng đầu thế giới khi dân số tại đây là 1,3 tỉ người. Tên tuổi nữ tỉ phú tự thân duy nhất trong khu vực Đông Nam Á (theo Forbes) còn gắn với HDBank, ngân hàng 30 năm tuổi nơi bà ngồi ghế phó chủ tịch thường trực.

Niêm yết trên thị trường chứng khoán từ đầu năm 2018, HDBank có quy mô vốn hóa đạt 1,2 tỉ USD vào trung tuần tháng 2.2019. Năm 2019, HDBank thông báo đạt lợi nhuận sau thuế 3.604 tỉ đồng. Đầu năm 2020, HDBank vừa nhận huân chương Lao động vì các đóng góp trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Cổ đông lớn nhất tại HDBank là Sovico, công ty tư nhân do vợ chồng bà Thảo kiểm soát. Sovico là cổ đông lớn tại VietJet, HDBank và Phú Long – nhánh kinh doanh địa ốc có kế hoạch IPO và niêm yết.

Bà Thảo sinh ra tại Hà Nội, thuộc lứa doanh nhân trưởng thành từ Đông Âu. Đầu thập niên 1990, các biến động kinh tế chính trị tại Liên Xô (cũ) và khối Đông Âu mở ra cơ hội kinh doanh với nhiều cựu du học sinh Việt Nam, trong đó có bà Thảo. Từ kinh doanh thương mại thiết bị điện tử và nông sản, năm 21 tuổi, bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên, theo tự bạch.

Sau khi tích lũy vốn liếng kinh doanh từ nước ngoài bà Thảo đầu tư về Việt Nam, trở thành cổ đông lớn của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần. Từ lĩnh vực ngân hàng, từng bước vợ chồng bà Thảo mở rộng ra lĩnh vực kinh doanh địa ốc, trong đó có các dự án bất động sản của Phú Long và khu nghỉ dưỡng Furama Resort Danang. Bà Thảo có bằng cử nhân Tài chính Tín dụng và bằng tiến sĩ Điều khiển học kinh tế ở Nga.

TS. ĐỖ THỊ HOÀI, tuổi: 38
S
áng lập, Chủ tịch HĐQT CHC GROUP.

 "Mô hình doanh nghiệp lạ ở Việt Nam, Hướng đi táo bạo của, Người đàn bà thép”

Mềm mại và quyết đoán, vui vẻ nhưng sắc sảo, tinh anh, những đặc điểm đó hòa quyện trong tính cách nữ doanh nhân Đỗ Thị Hoài - Chủ tịch HĐQT CHC GROUP - giúp chị có những hướng đi táo bạo và đáng chú ý cho doanh nghiệp mình. Vốn là “con nhà nòi”, được tiếp xúc sớm với hoạt động kinh doanh, nữ doanh nhân Đỗ Thị Hoài đã trang bị cho mình không ít kinh nghiệm trên thương trường. Cùng với tư duy sắc bén, nắm bắt tốt cơ hội, doanh nhân Đỗ Thị Hoài đã gây dựng CHC trở thành tập đoàn đa ngành với gần 1000 công ty thành viên có mặt trên cả nước.

Từ những bước đi đầu vững chắc ấy, doanh nhân Đỗ Thị Hoài cho hay, Tập đoàn CHC đã và đang nắm chắc mục tiêu thiết lập hệ thống các công ty thành viên trên khắp đất nước và vững tin bước ra sân chơi quốc tế. Cụ thể, nếu như các tập đoàn khác phát triển theo mô hình từ một công ty mẹ thành lập ra các công ty con, hoặc một công ty lớn sáp nhập nhiều công ty con thành tập đoàn, CHC có chiến lược của riêng mình. Cụ thể, CHC hoạt động theo mô hình phân quyền và phân cấp trách nhiệm, công ty tổng sản xuất đến công ty thành viên, miền, tỉnh, huyện, công ty lớn phụ trách kinh doanh các ngành cụ thể, công ty con phụ trách việc kinh doanh đa ngành tại 63 tỉnh, thành phố và công ty nhỏ hơn tại các huyện. Chiến lược của CHC đến năm 2025 là trở thành tập đoàn có quy mô khoảng 1.000 công ty thành viên hoạt động trên khắp Việt Nam.

Bằng hướng đi mới đầy táo bạo, CHC đã và đang hướng đến mục tiêu vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chinh phục các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó, đặc biệt là các thị trường trọng điểm thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: CHLB Ðức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Canada. “Việc phát triển hệ thống “chân rết” vững chắc của CHC tại Việt Nam sẽ là điểm tựa để thương hiệu CHC mạnh mẽ vươn ra thị trường thế giới” - nữ doanh nhân chia sẻ.

Tập đoàn CHC kinh doanh trên tinh thần “minh bạch là tối thượng, ”Các công ty chức năng như công ty luật, thuế, bảo vệ, truyền thông… của CHC sẽ là nơi tập hợp những cá nhân giỏi nhất về lĩnh vực đó và có trách nhiệm giám sát hoạt động của công ty con, sao cho hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích của tập đoàn."làm thật, sống thật, kêt quả thật".

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Áp dụng phương pháp đánh giá của Forbes để thực hiện danh sách Phụ nữ tự thân trong kinh doanh, có điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt Nam. Người được chọn là người khởi nghiệp độc lập trong lĩnh vực kinh doanh, xây dựng được công ty phát triển nổi bật trong lĩnh vực của mình (thị phần, vị thế công ty…).

Trường hợp đồng khởi nghiệp thì doanh nhân nữ đó phải giữ ý tưởng kinh doanh chủ đạo, trong quá trình phát triển công ty đưa ra các quyết định chủ chốt, tạo sự phát triển thành công của công ty đó.

Danh sách phụ nữ tự thân cũng giới thiệu các gương mặt trẻ xây dựng mô hình kinh doanh mới, có tính sáng tạo đột phá, đặc biệt là các mô hình dựa trên nền tảng Internet có hàm lượng chất xám công nghệ, hoặc các sản phẩm dịch vụ độc đáo, khó sao chép, có hàng rào gia nhập cao.

Có thể bạn quan tâm